Pow la gi

Proof of Work là gì? Có nên sử dụng PoW hay không?

Là một nhà đầu tư bitcoin, crypto, bạn đã biết Proof of Work là gì chưa? Hiểu đơn giản thì đây là một thuật toán được tạo ra trên nền tảng công nghệ Blockchain. Proof of Work giúp tạo ra các block mới đồng thời nhận về tiền thưởng dưới dạng các đồng tiền điện tử hoặc token. Trong bài viết dưới đây của chúng tôi eatonconsultinggroup.com sẽ cung cấp những thông tin cơ bản Proof of Work. Mời bạn cùng theo dõi. 

Proof of Work là gì?

Proof of Work còn được viết tắt là PoW có nghĩa là bằng chứng công việc. Đây là một trong những thuật toán được sử dụng trong Bitcoin và nhiều đồng tiền điện tử khác. 

Proof of Work la gi

Với Proof of Work, người dùng cần phải giải các bài toán phức tạp rồi từ đó nhận về phần thưởng xứng đáng cho mình dưới dạng các đồng tiền điện tử hoặc token vừa được phát hành.

Hoạt động  Proof of Work (PoW)

Sau khi tham khảo về khái niệm của Proof of Work, bạn nghĩ nguyên lý hoạt động của thuật toán này sẽ vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, thực tế, nó lại rất đơn giản.

– Trong quá trình giao dịch trên nền tảng Blockchain, hệ thống sẽ tiến hành gom tất cả vào trong cùng một block. Lúc này, người dùng với tư cách là các thợ đào cần sử dụng nhiều máy tính để tiến hành xác minh.

– Khi đó, một câu hỏi sẽ được đưa ra. Các thợ đào sẽ có nhiệm vụ đào tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Chính vì vậy, người nào càng sở hữu nhiều máy tính càng giành được lợi thế chiến thắng. Khi một người tìm được câu trả lời thì hệ thống sẽ tiến hành thông báo cho những người còn lại. Trong trường hợp này nếu như số đông các thành viên còn lại xác nhận câu trả lời đó đúng thì một Block mới sẽ được tạo ra, xác nhận giao dịch. Thợ đào thành công sẽ nhận được phần thưởng cho mình đồng thời phải trả một khoản gọi là phí giao dịch. 

– Như vậy thì một bài toàn sẽ được đặt ra đó là khi câu hỏi khó nằm ngoài khả năng của mọi người thì việc tìm ra câu trả lời sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian. Điều này khiến cho hệ thống có thể bị tắc nghẽn, không thể tạo ra block mới, giao dịch cũng không thể được thực hiện. Ngược lại, nếu như câu hỏi quá dễ thì hệ thống lại dễ dàng bị xâm nhập, làm giả giao dịch. Lúc này, Proof of Work đòi hỏi phải tạo ra một thuật toán nhằm điều chỉnh lại độ khó của câu hỏi, phù hợp với khả năng của các thợ đào, giúp tạo ra Block mới trong khoảng thời gian cố định trước. 

Vai trò của  Proof of Work 

Khái niệm và cơ chế hoạt động của Proof of Work bạn đã biết rồi vậy thuật toán này ra đời có vai trò gì?

– Đầu tiên, Proof of Work có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo mật, đảm bảo cho mạng lưới Blockchain tránh khỏi sự tấn công của DoS. Bởi lẽ việc xâm nhập vào hệ thống khiến hacker phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.

– Mặc dù ngăn chặn được sự tấn công của hacker nhưng Proof of Work cũng không làm ảnh hưởng đến các thợ đào đào câu trả lời. Việc của bạn chỉ là huy động đủ các nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình đào đó. Các tài nguyên này bao gồm: máy đào, năng lượng điện, phần mềm đào…Trong trường hợp, quá trình đào tìm câu trả lời gặp quá nhiều khó khăn, bạn có thể sử dụng công cụ mining pool để hỗ trợ nhé. 

Ưu – nhược điểm của  Proof of Work 

Là một người quan tâm và có nhu cầu sử dụng Proof of Work, bạn đã biết về những ưu – nhược điểm mà nó mang lại chưa? 

1. Ưu điểm

– Ưu điểm đầu tiên mà Proof of Work mang lại đó chính là khả năng bảo mật cao, ngăn chặn DDoS cũng như các yếu tố khác tác động vào hệ thống.

– Bên cạnh đó thì Proof of Work cũng đưa ra khá nhiều chính sách cho những người tham gia hệ thống, chính vì vậy mà dù người tham gia có đang nắm giữ một số tiền lớn thì họ cũng khó có toàn quyền quyết định. Điều họ cần chính là tính toán làm sao để có thể tạo ra block mới. 

2. Nhược điểm

– Bất kỳ một thuật toán nào cũng tồn tại những nhược điểm của nó. Nhược điểm của  Proof of Work chính là chi phí. Việc tính toán thời gian cũng như năng lượng cho quá trình đào câu trả lời thực sự là một con số vô cùng lớn. Đặc biệt, thiết bị máy tính sử dụng cũng phải là những thiết bị chuyên dụng với chi phí đầu tư không hề nhỏ chút nào.

– Bên cạnh đó thì Proof of Work cũng có khả năng bị tấn công lên đến 51%. Trong trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức nào đó có tổng sức mạnh tính toán đạt tới 51% thì họ có quyền kiểm soát hệ thống. Tuy nhiên, trường hợp bị tấn công này rất khó có thể xảy ra bởi chi phí của nó là vô cùng lớn. 

Có nên sử dụng Proof of Work hay không?

Sau khi tham khảo tất cả các thông tin ở trên chắc hẳn bạn đang đau đầu không biết có nên sử dụng Proof of Work hay không đúng không nào? 

Co nen su dung pow

Trên thực tế rằng, sẽ không có câu trả lời chính xác nào cho việc nên hay không nên sử dụng Proof of Work. Điều này phụ thuộc vào khả năng của chính bạn, bạn có đủ tài nguyên để có thể đào câu trả lời hay không. Và tất nhiên, nếu như bạn đào được câu trả lời, tạo được block mới thì phần thưởng có được sẽ vô cùng xứng đáng.

Kết luận

Trên đây chính là tất cả các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu được Proof of Work là gì, hoạt động, vai trò, ưu – nhược điểm của Proof of Work. Và chắc hẳn thông qua bài viết, bạn cũng đã có được câu trả lời cho việc có nên sử dụng  Proof of Work hay không rồi đúng không nào? Hy vọng rằng bài viết sẽ là kênh thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về PoW nói riêng và bitcoin, crypto nói chung. Chúc bạn may mắn và thành công.